-
Notifications
You must be signed in to change notification settings - Fork 0
/
index.json
1 lines (1 loc) · 44.8 KB
/
index.json
1
[{"authors":["admin"],"categories":null,"content":"None\n","date":-62135596800,"expirydate":-62135596800,"kind":"section","lang":"en","lastmod":-62135596800,"objectID":"598b63dd58b43bce02403646f240cd3c","permalink":"https://nqvuong1998.github.io/authors/admin/","publishdate":"0001-01-01T00:00:00Z","relpermalink":"/authors/admin/","section":"author","summary":"None","tags":null,"title":"Nguyễn Quốc Vương","type":"author"},{"authors":null,"categories":null,"content":"","date":1555094136,"expirydate":-62135596800,"kind":"page","lang":"en","lastmod":1555094136,"objectID":"31282cf2bc731600046bdb0d3ae96455","permalink":"https://nqvuong1998.github.io/project/cracking-x86/","publishdate":"2019-04-13T01:35:36+07:00","relpermalink":"/project/cracking-x86/","section":"project","summary":"Computer Architecture and Assembly's Project","tags":["cracking"],"title":"Cracking X86","type":"project"},{"authors":["Cal Newport"],"categories":["book"],"content":" Lời giới thiệu Niềm đam mê của một thầy tu Thomas tốt nghiệp cử nhân triết học và thần học, thạc sĩ tôn giáo so sánh và quyết định đi Thiền Phật giáo. Tuy nhiên, sau tốt nghiệp thì anh lại cần tiền và trải qua nhiều công việc khác nhau. Anh luôn nuôi dưỡng niềm đam mê rằng Phật giáo chính là chìa khóa của hạnh phúc. Rồi anh cũng gia nhập được vào tu viện ở vùng Catskill và bắt đầu cuộc sống thiền sư của mình. Thomas phải rất chật vật với những công án đầu tiên của mình. Nhưng rồi anh chợt nhận ra thực tế chẳng có gì thay đổi cả, anh vẫn là con người cũ với những nổi lo lắng tương tự và bật khóc. Anh đã từng cho rằng chìa khóa dẫn đến hạnh phúc là xác định và can đảm theo đuổi đam mê của mình nhưng rồi anh nhận ra tất cả chỉ là ngộ nhận, ước mơ trả thành thiền sư của anh không làm cuộc sống anh trở nên tuyệt vời. Con đường dẫn tới hạnh phúc ít nhất liên quan đến công việc bạn làm để kiếm sống hơn là tự hỏi rằng \u0026ldquo;Tôi nên làm gì với cuộc sống của mình?\u0026rdquo;.\nHành trình tìm kiếm bắt đầu Nói đến tạo ra một công việc mà bạn yêu thích, thì theo đuổi đam mê không hẳng làm một lời khuyên hữu ích. Làm thế nào mà một người yêu thích công việc họ làm? Theo đuổi đam mê có thể khiến mọi chuyện tồi tệ hơn: dẫn đến việc chuyển đổi công việc và lo lắng liên tục, thực tế không giống như những gì mình mơ mộng. Quy tắc 1 - nơi tác giả phá bỏ đam mê, xác định đâu là những thứ không hiệu quả. Quy tắc 2, 3, 4 - trả lời cho câu hỏi \u0026ldquo;Nếu theo đuổi đam mê là một lời khuyên tồi, vậy tôi nên làm gì?\u0026rdquo; Tác giả đề cao tầm quan trọng của năng lực. Yếu tố để làm nên một công việc tuyệt vời thì hiếm hoi và quý giá. Nếu muốn có nó, bạn cần một thứ gì đó hiếm hoi và quý giá để trao đổi. Nói cách khác, bạn cần phải giỏi một việc gì đó trước khi mong đợi có được một công việc tốt. Làm việc đúng hơn là tìm đúng việc. Theo đuổi đam mê của bạn hay làm những gì bạn yêu thích là những khẩu hiệu tạo ra sự nhầm lẫn nghề nghiệp. Quy tắc 1: Đừng theo đuổi đam mê của bạn Chương 1: Đam mê của Steve Jobs Thuyết đam mê Steve Jobs đã từng nói trong bài diễn văn tốt nghiệp của mình: Bạn phải tìm kiếm điều bạn yêu thích\u0026hellip; Cách duy nhất để làm tốt một công việc chính là yêu việc bạn làm. Nếu bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm, đừng ngừng lại.\n Lời khuyên của Jobs đã trở thành hiệu ứng và được tác giả gọi là thuyết đam mê: Chìa khóa mở ra cánh cửa hạnh phúc trong công việc là trước tiên phải tìm được cái mà bạn đam mê rồi sau đó hãy tìm một công việc phù hợp với đam mê này.\n Giả thuyết này tồn tại xuyên suốt trong xã hội. Những người may mắn được tự do lựa chọn điều họ muốn trong cuộc đời đã bị nhồi nhét thông điệp này. Chúng ta được khuyên rằng hãy kính trọng những người cam đảm theo đuổi đam mê và thương hại những kẻ an phận chỉ biết bám víu lấy con đường an toàn. Gần như các sách định hướng nghề nghiệp nào cũng ủng hộ thuyết đam mê. Gần đây còn có xu hướng bày tỏ nỗi thất vọng về loại hình công việc ngồi văn phòng. Họ cho rằng theo đuổi đam mê phải tự mình làm chủ. Có người khuyên rằng: \u0026ldquo;Hãy làm điều bạn yêu thích, rồi tiền sẽ vào túi bạn\u0026rdquo;. Hãy làm theo điều Steve Jobs đã làm, không phải điều ông ấy nói Steve Jobs vốn là một thanh niên với đầy mâu thuẫn bên trong, một kẻ đi tìm kiếm sự khai sáng tâm linh và chỉ quan tâm đến điện tử trừ khi nó hứa hẹn mang đến một khoản tiền mặt nhanh chóng. Những công việc kinh doanh điện tử ban đầu của Jobs có kế hoạch rất cẩn trọng và quy mô nhỏ, họ không hề mơ đến việc thay đổi cả thế giới. Những bài học hỗn độn từ Jobs Nếu như Steve Jobs thời trẻ nghe theo chính lời khuyên của mình và quyết định chỉ theo đuổi công việc mà ông yêu thích, thì có lẽ ngày hôm nay ông đã trở thành một trong những giáo viên nổi tiếng nhất của Trung tâm Thiền Los Altos. Rõ ràng, Apple ra đời không nhờ vào đam mê mà là kết quả của một thành công may mắn - một kế hoạch nhỏ bất ngờ tạo ra được bước đột phá. Steve Jobs đã tạo dựng được niềm đam mê trong công việc. Chương 2: Đam mê là rất hiếm hoi Một khám phá về Roadtrip Nation Roadtrip Nation là dự án tìm kiếm lời khuyên về việc tạo dựng một sự nghiệp mãn nguyện. Càng tìm hiểu thì ta càng thấy bản chất hỗn độn trong con đường của Steve Jobs thật sự là một quy luật hơn là một ngoại lệ. Ira Glass cho rằng để trở nên giỏi giang trong bất kỳ việc gì cần có thời gian, điểm mấu chốt chính là ép bản thân thực hiện công việc, ép bản thân thuần thục các kỹ năng. Đó chính là giai đoạn khó khắn nhất. Thật khó để đoán trước được điều mà bạn sẽ yêu thích sau này. Bạn không cần phải trở thành người có thể thay đổi thế giới, bạn chỉ cần phấn đấu trở thành người giỏi nhất trong bất kỳ việc gì mà mình làm. Khoa học của niềm đam mê Bạn càng tìm kiếm những ví dụ của việc “theo đuổi đam mê” thì bạn càng nhận ra sự hiếm hoi của nó. Đam mê nghề nghiệp là rất hiếm hoi: Theo đuổi đam mê là điều không phải ai cũng thực hiện được: Nhiều khảo sát đã đưa ra bằng chứng về việc chỉ có 4% số người sở hữu niềm đam mê gắn liền với công việc, còn lại là những đam mê về thể thao và nghệ thuật. Chúng ta có thể theo đuổi đam mê với công việc như thế nào nếu chúng ta chẳng hề có bất cứ đam mê nào liên quan để theo đuổi? Đam mê cần thời gian: Những người có niềm đam mê nhất, hạnh phúc nhất không phải là những người theo đuổi đam mê của họ ở một vị trí. Thay vào đó, họ là những người đã có rất nhiều kinh nghiệm để trở nên xuất sắc trong thứ họ đang làm. Đam mê là “hiệu ứng phụ” một khi đã trở nên \u0026ldquo;lành nghề\u0026rdquo;: Dựa trên các nghiên cứu, bạn cần 3 nhân tố tâm lý để cảm thấy hào hứng với công việc: tự chủ, thành thạo và gắn kết. Rõ ràng, đam mê không phải là một trong những yếu tố này. Chương 3: Đam mê là rất nguy hiểm Tính nguy hiểm của thuyết đam mê Thuyết đam mê thuyết phục mọi người rằng ở đâu đó có một công việc thần kỳ thích hợp đang chờ đợi họ, và nếu tìm thấy nó, họ sẽ ngay lập tức nhận ra rằng đây chính là công việc mà họ sinh ra để làm. Vấn đề là khi họ không tìm ra công việc này, những điều tồi tệ sẽ kéo đến, chẳng hạn như nhảy việc liên tục hoặc tự nghi ngờ chính bản thân mình. Bạn càng tập trung yêu thích điều bạn làm thì cuối cùng, bạn càng ít thích nó.\n Giả thuyết đam mê không chỉ sai mà nó cũng nguy hiểm. Nói với một người hãy “theo đuổi đam mê” không chỉ là một hành động lạc quan đầy ngây thơ nhưng cũng có thể kéo theo một sự nghiệp sai lầm và thất vọng. Vượt khỏi niềm đam mê Khi tôi chia sẻ ý tưởng này thì một số người lại gạt đi và lấy những ví dụ kiểu như một cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp chẳng thể thành công nếu không có đam mê từ nhỏ. Thực tế đó chỉ là số ít và cần nhìn vào đa số. Đối với nhiều người, theo đuổi đam mê rất có ích. Nhưng sự thật là “theo đuổi đam mê” chỉ khả thi với số rất ít người mà thôi. Thực tế, để có thể hài lòng với công việc mà bạn đang làm và xây dựng sự nghiệp bạn muốn thì bạn còn cần một thứ khác hơn cả đam mê. Quy tắc 1 bàn về quan niệm từ trước đến nay về cách mà mọi người tìm ra công việc mình yêu thích. Nó tranh luận rằng thuyết đam mê - một giả thuyết cho rằng bí quyết để yêu công việc của mình là tìm một công việc phù hợp với một đam mê có sẵn từ trước - là một lời khuyên tồi tệ. Có rất ít bằng chứng cho thấy hầu hết mọi người đều có những đam mê sẵn có đang chờ đợt được khám phá, và việc tin rằng có một công việc phù hợp đang đợi ta ở ngoài kia có thể dẫn đến trạng thái không hạnh phúc và mở hồ kéo dài khi nhận ra thực tế không như ta mộng tưởng.\n Quy tắc 2: Hãy giỏi đến mức không ai dám phớt lờ bạn (Tầm quan trọng của kỹ năng) Chương 4: Sự rõ ràng của một người thợ Có hai cách tiếp cận khác nhau khi nghĩ về công việc. Đó là tư duy thợ lành nghề (craftsman mindset) – tập trung vào giá trị mà bạn tạo ra trong công việc. Và tư duy đam mê (passion mindset) – tập trung vào giá trị mà công việc mang đến. Đa phần mọi người nuôi dưỡng tư duy đam mê, nhưng trong thực tế, tư duy thợ lành nghề mới là nền tảng tạo ra công việc bạn yêu thích.\nTrên căn gác của hội những người chơi nhạc đồng quê Bluegrass Jordan nghệ sĩ chơi đàn ghi-ta, những lúc họ không có buổi biểu diễn thì họ vẫn luôn tập với cường độ cao và thực sự hào hứng.\nTư duy thợ lành nghề Tôi không quan tâm Jordan có yêu thích công việc này không, tại sao anh ấy lại trở thành một nhạc sĩ hay liệu anh ấy có đam mê việc chơi ghi-ta của mình không. Cái tôi thực sự hứng thú về Jordan là cách anh ấy tiếp cận công việc của mình hằng ngày. Nếu một người suy nghĩ rằng: Làm thế nào để mình thực sự trở nên tài giỏi? thì sẽ có rất nhiều người muốn tìm đến họ. Bất luận bạn đang làm công việc gì, tư duy thợ lành nghề cũng là cốt lõi để xây dựng sự nghiệp bạn yêu thích. Nếu không tập trung vào việc trở nên giỏi tới mức họ không thể phớt lờ bạn thì bạn sẽ bị bỏ lại phía sau. Về cơ bản, tư duy thợ lành nghề nhấn mạnh tới giá trị mà bạn có thể tạo ra cho người khác (hay thế giới). Tư duy niềm đam mê Tư duy đam mê nhấn mạnh tới giá trị mà người khác (thế giới) mang đến cho bạn. Đây là kiểu tư duy mà đa phần mọi người đều áp dụng khi nói đến sự nghiệp. Tuy nhiên, khi chỉ tập trung vào những gì mà công việc mang đến thì nó càng khiến bạn nhận thức rõ điều bạn không thích ở công việc. Về lâu dài, bạn sẽ cảm thấy không hạnh phúc và bất mãn. Tư duy thợ lành nghề mang đến sự rõ ràng. Trong khi đó, tư duy đam mê kéo theo một loạt câu hỏi mơ hồ, khó hiểu và không thể trả lời, chẳng hạn như “Tôi là ai?” hay “Tôi thực sự yêu thích điều gì?”. Tiếp nhận tư duy thợ lành nghề Tư duy thợ lành nghề mang tính rõ ràng, trong khi tư duy niềm đam mê đưa ra cho bạn hàng loạt câu hỏi nhập nhằng và không giải đáp được. Nhiều người phản đối lập luận trên và cho rằng tư duy thợ lành nghề chỉ đúng với những ai đã cảm thấy đam mê công việc của mình rồi. Tôi không đông ý lập luận này. Đối với những ai vừa mới khởi nghiệp thì sẽ luôn có cảm giác không an toàn về vấn đề cơm áo gạo tiền. Rõ ràng, giờ đây họ không còn tư duy xuất phát từ niềm đam mê nữa mà thay vào đó chính là tính hiệu quả của công việc. Bỏ qua câu hỏi liệu rằng công việc của bạn có là đam mê của bạn hay không. Thay vào đó, chuyển sự tập trung sang làm thế nào để trở nên giỏi tới mức họ không thể phớt lờ bạn. Cụ thể, bất kể bạn làm gì để sống thì cũng hãy xem xét công việc giống như thể bạn đã là “bậc thầy” về nó. Đầu tiên, bạn nuôi dưỡng tư duy thợ lành nghề và rồi đam mê sẽ theo đuổi bạn. Chương 5: Sức mạnh của vốn liếng sự nghiệp Kinh tế học về những công việc tuyệt vời Những đặc điểm xác định một công việc tuyệt vời Nếu muốn có công việc tuyệt vời thì bạn cũng cần có những kỹ năng hiếm và giá trị - như là sự trao đổi. Sáng tạo: Ira Glass đã mở rộng sự phát triển của ngành công nghiệp radio. Ảnh hưởng: Từ Apple II tới iPhone, Steve Jobs đã thay đổi cách mà chúng ta sống trong thời đại số. Kiểm soát: Bạn không nhất thiết phải làm việc ở văn phòng từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Bạn được tự do về thời gian miễn là hoàn thành công việc. Theo lý thuyết kinh tế cơ bản, nếu bạn muốn thứ gì đó vừa hiếm vừa giá trị thì bạn cần thứ gì đó hiếm và giá trị để trao đổi – đây là quy tắc cung cầu. Suy ra, nếu bạn muốn một công việc tuyệt vời, bạn cũng cần có một thứ giá trị và tuyệt vời để đổi lại. Nhưng những đặc điểm này lại vô cùng hiếm, hầu hết các công việc không cho nhân viên thực hiện các đặc điểm này. Thuyết vốn liếng sự nghiệp của một công việc tuyệt vời Để có công việc tuyệt vời thì phải có những phẩm chất hiếm có. Ta xem những đặc điểm hiếm có và quý giá trên là vốn liếng sự nghiệp. Để có được vốn liếng sự nghiệp thì phải có tư duy thợ lành nghề. Điều này đánh bại tư duy niềm đam mê nếu mục tiêu của bạn là tạo nên công việc mà bạn yêu thích.\n Từ sự can đảm cho đến tem phiếu lương thực Lisa Feuer là từ bỏ công việc nhân viên tiếp thị để kinh doanh khóa học Yoga. Nhược điểm của tư duy niềm đam mê nằm ở chỗ nó loại bỏ hết mọi thành quả. Đối với những người ủng hộ niềm đam mê, việc dấn thân vào một sự nghiệp tự do vốn mang đến quyền kiểm soát, sự sáng tạo và tầm ảnh hưởng rất dễ dàng - điểm khởi đầu mới là nơi khiến ta vấp ngã. Thuyết vốn liếng sự nghiệp không đồng ý với quan điểm đó. Nó nó rằng công việc tuyệt vời không chỉ đòi hỏi sự cam đảm mãnh liệt mà còn những kỹ năng có giá trị tuyệt vời và thực tế nữa. Khi Feuer rời bỏ sự nghiệp quảng cáo để mở lớp dạy yoga, công không chỉ vứt bỏ hết vốn liếng sự nghiệp tích cóp bao nhiêu năm qua trong ngành tiếp thị, mà còn chuyển sang một ngành không liên quan nơi cô gần như không hề có một số vốn nào. Nó đặt cô vào vị trí gần cuối thang bậc kỹ năng, khiến cô phải đi một quãng dài để trở nên giỏi đến mức không ai có thể phớt lờ. Rõ ràng, việc làm ăn trở nên thất bạn và cô phải đi nhậm tem phiếu lương thực. Thay vì trốn chạy khỏi áp lực trong công việc hiện tại, ta nên bắt đầu tích góp vốn liếng sự nghiệp cần thiết để tự mình thoát khỏi nó. Số vốn mang lại cho ta nhiều sự tự chủ hơn. Công việc thành công cho ta rất nhiều quyền kiểm soát, sự tôn trọng. Khi có được điều này chẳng lố khi nói rằng mình yêu công việc mình làm. So sánh này chưa hẳn công bằng bởi nếu Feuer vẫn tiếp tục công việc thì cô có trở nên xuất chúng không. Nhưng rõ ràng, nó nêu lên sự rủi ro và bất hợp lý của việc bắt đầu lại từ đầu so với việc tận dụng ưu thế bằng cách tích lũy nhiều vốn liếng sự nghiệp hơn. Khi sự lành nghề thất bại Một nhân viên tư vấn thuế đang cực kì chán nản với công việc hỏi rằng liệu có nên tiếp tục chịu đựng và tập trung vào việc trở nên giỏi hơn hay không. Tác giả đã nói là: Nên!\nBa yếu tố không thể áp dụng tư duy thợ lành nghề Công việc đó có rất ít cơ hội giúp bạn nổi bật giữa đám đông thông qua việc phát triển những kỹ năng liên quan hiếm có và quý giá: Việc phát triển kỹ năng sẽ không thể xảy ra. Công việc đó tập trung vào thứ mà bạn cho rằng là vô dụng hay có thể gây hại cho thế giới: Mặc dù bạn có thể xây dựng vốn liếng sự nghiệp, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc trụ lại đủ lâu để đạt được mục tiêu này. Công việc đó buộc bạn làm việc với người bạn không ưa. \u0026ldquo;Làm việc đúng đắn đánh bại việc tìm ra công việc phù hợp\u0026rdquo;.\n Chương 6: Những nhà tư bản sự nghiệp Tập trung vào việc trở nên giỏi hơn chứ không phải tìm kiếm đam mê và sau đó sử dụng vốn liếng sự nghiệp được tạo ra từ hành động này để đạt được những đặc điểm của một sự nghiệp hấp dẫn. Tôi muốn trở thành\u0026hellip; nhưng lại không biết công việc đó có nghĩa là gì? Đây là điển hình cho người trẻ đang xây dựng lòng dũng cảm để theo đuổi đam mê cháy bỏng của mình. Chương 7: Trở thành một người thợ lành nghề Các nhà nghiên cứu đã lựa chọn một con số kỳ diệu cho một sự rèn luyện đích thực: 10.000 giờ. Điều này có nghĩa nếu bạn muốn đạt được mục tiêu thì bạn cần phải dành 10.000 giờ dồn tâm huyết và thời gian cho nó, học hỏi nghiêm túc. Tuy nhiên, nếu chỉ như thế này thì bạn vẫn chưa đủ. Để có thể trở thành một người thợ lành nghề, bạn phải luyện tập chủ động (deliberate practice). Nếu bạn chỉ đến công ty và làm việc chăm chỉ, bạn sẽ nhanh chóng chạm đến ngưỡng ổn định mà kể từ đó trở đi bạn không thể tốt hơn được. Luyện tập chủ động là việc bạn chủ động bước ra khỏi vùng an toàn của mình, làm nhiều hơn mức mà bạn có thể và sau đó, đón nhận phản hồi (feedback) liên tục về những gì bạn đã làm được. Nhạc sĩ hay các vận động viên chơi cờ hiểu rất rõ về luyện tập chủ động. Nhưng có rất nhiều người làm công việc tri thức thì không hề biết. Năm thói quen của một thợ lành nghề 1. Quyết định thị trường vốn mà bạn tham gia: Có 2 loại thị trường là kẻ thắng được tất cả (chỉ có một loại vốn liếng sự nghiệp và có rất nhiều người khác nhau cạnh tranh để có được nó, ví dụ như viết kịch bản truyền hình với vốn duy nhất là khả năng viết kịch bản của bạn) và bán đấu giá (có nhiều loại vốn, mỗi người mỗi khác). Nhiều người cho rằng viết blog là thị trường bán đấu giá, cần các loại vốn như: định dạng, tần suất đăng bài, SEO\u0026hellip; nhưng thật ra đó là thị trường kẻ thằng được tất cả vì nó cần loại vốn duy nhất là bài viết hấp dẫn.\n2. Xác định loại vốn của bạn: Cần xác định loại vốn sự nghiệp mà bạn muốn theo đuổi. Nếu ở thị trường kẻ thắng được tất cả thì khá dễ xác định. Nhưng với thị trường bán đấu giá thì cần có sự linh hoạt.\n3. Định nghĩa \u0026ldquo;tốt\u0026rdquo;: Bạn cần luyện tập có chủ đích và có mục tiêu rõ ràng khi xác định được loại kỹ năng cần phát triển.\n4. Kéo giãn và phá hủy: Luyện tập có chủ đích là sự đối nghịch với tình trạng thoải mái. Mô tả việc luyện tập có chủ đích - như việc tập trung học phương pháp giải toán mới sẽ gây cảm giác không thoải mái nhưng nó là tiền đề để trở nên tốt hơn. Nếu bạn đang thoải mái tức là bạn bị mắc kẹt ở mức chấp nhận được. Vượt ngưỡng thoải mái chỉ là một phần của luyện tập có chủ đích, phần còn lại là tiếp nhận những phản hồi chân thật.\n5. Kiên nhẫn: Thu thập vốn liếng cần có thời gian.\n Quy tắc 2 thay thế tư duy niềm đam mê bằng thuyết vốn liếng sự nghiệp. Giả thuyết này lập luận rằng các đặc điểm tạo nên một công việc tuyệt vời là hiếm có và quý giá, và nếu bạn muốn sở hữu những đặc điểm này trong đời sống công việc của mình, trước tiên bạn cần phải tích lũy những kỹ năng hiếm có và quý giá để trao đổi. Những kỹ năng này là vốn liếng sự nghiệp.\n Quy tắc 3: Từ chối cơ hội thăng tiến (Tầm quan trọng của kiểm soát) Chương 8: Liều thuốc tiên công việc mơ ước Đầu tư nhiều vốn liếng sự nghiệp của mình vào việc nắm quyền kiểm soát những gì họ làm cũng như cách họ thực hiện. Sự tự chủ đã hấp dẫn họ trong công việc. Trao quyền kiểm soát cho người khác về những gì họ làm cũng như cách họ làm sẽ nâng cao mức độ hạnh phúc, sự hứng thú và cảm giác mãn nguyện trong họ. Nếu mục tiêu của bạn là thích điều bạn làm thì bước đầu tiên là đạt được vốn sự nghiệp. Bước tiếp theo là đầu tư vốn này vào những đặc điểm mà làm nên một công việc tuyệt vời. Kiểm soát là mục tiêu quan trọng nhất mà bạn có thể chọn để đầu tư. Tuy nhiên, giành được quyền kiểm soát có thể phức tạp. Chương 9: Bẫy kiểm soát thứ nhất Chưa tích lũy đủ vốn sự nghiệp nhưng đã đòi hỏi có nhiều kiểm soát hơn trong công việc. Được trao quyền kiểm soát mà không có vốn sự nghiệp thì không bền vững. Quyền kiểm soát đòi hỏi nguồn vốn Theo đuổi sự kiểm soát mà không có vốn liếng sự ngiệp sẽ dễ đi vào bế tắc, mặc dù tận hưởng được sự tự chủ nhưng lại không đủ tiền ăn.\n Chương 10: Bẫy kiểm soát thứ hai Có đủ vốn sự nghiệp để đòi quyền kiểm soát nhưng vấp phải sự kháng cự của người quản lý. Họ không bao giờ sẵn sàng giành cho bạn sức mạnh kiểm soát vượt quá giới hạn. Họ sẽ sử dụng những cách tưởng thưởng như xe hơi, thăng chức, tăng lương… để ngăn bạn đòi quyền kiểm soát. Được sự kiểm soát nhiều hơn cho công việc đem lại cho bạn sự thoải mái nhưng không có lợi ích trực tiếp nào với người chủ. Chương 11: Tránh bẫy kiểm soát Quy luật khả thi tài chính Hãy làm những gì mà mọi người sẵn sàng trả tiền cho bạn. (Derek Silvers) - Điều này không có nghĩa là chạy theo đồng tiền. Tiền là một chỉ số trung lập để đo giá trị. Bằng cách nhắm đến việc kiếm tiền, bạn nhắm đến việc trở nên có giá trị. Khi quyết định liệu có nên theo đuổi một con đường hấp dẫn vốn sẽ mang lại nhiều sự kiểm soát hơn trong công việc của bạn, hãy tìm kiếm những bằng chứng cho thấy mọi người sẵn sàng trả tiền cho bạn để bạn thực hiện nó. Nếu bạn tìm thấy bằng chứng này, hãy tiếp tục. Nếu không tìm thấy, hãy bỏ qua nó.\n Quy tắc 3 là lời giải cho câu hỏi làm thế nào để đầu tư nguồn vốn khi bạn đã có chúng bằng cách lập luận rằng: việc có được quyền kiểm soát trong những gì bạn làm và cách bạn làm nó là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên cần tránh các bẫy kiểm soát bởi nó sẽ đặt bạn vào tình huống khó khăn. Quy luật khả thi tài chính giúp bạn định hướng trong việc đạt được quyền kiểm soát.\n Quy tắc 4: Nghĩ nhỏ, làm lớn (Tầm quan trọng của sứ mệnh) Chương 12: Cuộc sống đầy ý nghĩa của Pardis Sabeti Niềm hạnh phúc đến từ việc bạn đã xây dựng sự nghiệp của mình dựa trên một sứ mệnh rõ ràng và hấp dẫn. Ví dự như sứ mệnh loại bỏ những căn bệnh chết người đã tồn tại từ xa xưa khỏi thế giới này của vị giáo sư. Có được một sứ mệnh rõ ràng và hấp dẫn sẽ tạo ra niềm vui trong sự nghiệp. Nó không chỉ mang đến ý nghĩa công việc mà còn cung cấp cho bạn năng lượng để tận hưởng cuộc sống ngoài công việc. Một sứ mệnh có thể là nền tảng cho việc bạn xây dựng tình yêu với thứ bạn đang làm. Chương 13: Sứ mệnh đòi hỏi vốn liếng sự nghiệp Một sứ mệnh sự nghiệp tốt cũng tương tự một bước đột phá khoa học - nó là một sự đổi mới đang chờ được khám phá ở vùng khả thi kế cận trong lĩnh vực của bạn. Để đạt được sứ mệnh bạn phải tiến vào vùng tiên tiến nhất - tương tự như tích lũy vốn liếng sự nghiệp. Đừng bao giờ cố gắng tìm sứ mệnh trước khi tiến vào vùng tiên tiến. Thận trọng trong việc xác định trước sứ mệnh nào đó - mọi thứ trông hấp dẫn tạo nhiều thời điểm khác nhau.\n Tiến tới vùng tiên tiến nhất của một lĩnh vực là một hành động của việc nghĩ \u0026ldquo;nhỏ\u0026rdquo;; nó đòi hỏi bạn tập trung vào một số ít chủ đề trong một khoảng thời gian khác dài. Tuy nhiên, một khi bạn đã tiến tới vùng tiên tiến nhất và khám phá ra một sứ mệnh trong vòng khả thi kế cận, bạn cần phải theo đuổi nó với tất cả nhiệt huyết: hành động \u0026ldquo;lớn\u0026rdquo;. Nghệ thuật của sứ mệnh đòi hỏi chúng ta phải kìm nén những tham vọng nhất thời trong công việc và thay vào đó cần phải có sự kiên nhẫn để đi đúng theo trình tự. Chương 14: Sứ mệnh cần đánh cược chút ít Vốn liếng sự nghiệp là cần thiết vậy ngay cả khi tôi biết được điều này thì vẫn có một câu hỏi quanh quẫn trong đầu: Tại sao tôi lại không có sứ mệnh nghề nghiệp của riêng mình? Nhiều người có một kho vốn liếng sự nghiệp, vì thế họ có thể xác định nhiều loại sứ mệnh tiềm năng khác nhau trong công việc của mình, nhưng có rất ít người thật sự xây dựng sự nghiệp xoay quanh những sứ mệnh như vậy. Một khi đã có số vốn cần thiết để xác định sứ mệnh, bạn cần phải tìm cách thực thi sứ mệnh này. Cần có một chiến thuật đáng tin cậy để đi từ ý tưởng đến hiện thực. Bạn hãy thử những cuộc đánh cược nhỏ, thí nghiệm nhỏ - làm một thứ gì đó trong vài tháng, hoặc thành công hoặc thất bại, nhưng dù thế, bạn cũng sẽ có những thông tin phản hồi quan trọng dẫn dắt bạn đi các bước tiếp theo. Ý tưởng này trái ngược với ý tưởng phải chọn một kế hoạch táo báo và đặt cược thật lớn vào nó. Những cuộc đánh cược này cho phép bạn khám phá một hướng đi cụ thể xoay quanh sứ mệnh tổng quát và để giúp bạn tìm ra công việc nào có khả năng lớn nhất đưa bạn đến những kết quả tuyệt vời. Nếu vốn liếng sứ nghiệp giúp bạn xác định một sứ mệnh hấp dẫn thì chiến thuật đặt cược nhỏ sẽ cho bạn cơ hội thành công trong sứ mệnh này.\n Chương 15: Sứ mệnh cũng cần tiếp thị Quy luật tạo dấu ấn Để làm nên thành công cho một dự án được truyền cảm hứng bởi sứ mệnh, nó cần phải tạo dấu ấn theo hai cách khác nhau. Trước tiên, nó phải thúc đầy mọi người chia sẻ nó với người khác. Thứ hai, nó cần phải được đưa vào nơi có thể hỗ trợ việc tiếp thị này. Ví dụ như dự án mã nguồn mở AI viết và chơi nhạc với sứ mệnh kết hợp lập trình và nghệ thuật.\n Quy tắc 4 bàn về sứ mệnh trong nghề nghiệp và cách sử dụng vốn liếng sự nghiệp, cuộc đánh cược nhỏ và quy luật tạo dấu ấn.\n Cảm nhận của bản thân Về quy tắc 1 Trở lại chuyện ngày xưa với kỳ thi tuyển sinh đại học năm ấy của tôi, tôi đã luôn tự cho rằng mình đam mê điện tử, mình muốn học điện tử nhưng rồi dòng đời xô đẩy, tôi trở thành một sinh viên công nghệ thông tin. Lúc ấy tôi tự hỏi, mình có nên thi lại không? Học ngành mình không thích thì sao mà học. Mọi thứ trở nên mông lung hơn bao giờ hết cho đến khi tôi nhận được câu hỏi của cha mình là liệu rằng tôi đã biết học điện tử là phải làm gì, phải học như thế nào, chưa học công nghệ thông tin thì sao biết học không nổi. Tôi chợt hiểu là niềm đam mê của mình đơn giản chỉ xuất phát từ sự ngưỡng mộ với những đàn anh đi trước, tôi đã bị thuyết niềm đam mê dẫn lối. Bây giờ tôi đã là sinh viên năm ba, tôi vẫn cảm thấy ổn với việc học tập và hơn thế tôi đã được đi thực tập. Tôi không dám khẳng định tôi có yêu công việc này hơn hay không, tôi chỉ biết trong quá trình học luôn cố gắng và kiên định, tôi không còn ý định phải theo đuổi đam mê hay gì khác, tôi chỉ biết là tôi đã chọn ngành này, tôi thấy mọi thứ vẫn ổn và tôi phải có trách nhiệm với lựa chọn của mình. Tôi vẫn tiếp tục học tập và rèn luyện, ngày qua ngày, tôi thấy rằng: ồ, ngành này hay ho đấy chứ, hay đơn giản là nó đã giúp tôi kiếm được việc. Tôi không phủ nhận niềm đam mê của mọi người, tôi chỉ có lời khuyên là đam mê có mục tiêu và định hướng rõ ràng, đừng nghe những lời khuyên hết mình với đam mê, bởi nó chỉ là lời khuyên nguy hiểm của người khác, quan trọng là ở bản thân, biết mình sẽ phải làm gì, biết những gì mình sẽ phải đối mặt. Khi bạn thành thạo với công việc của mình, đam mê sẽ là sự xuất hiện tất yếu. Bạn có thể nghe nhiều ví dụ điển hình về theo đuổi đam mê để thành công, tôi xin dám chắc rằng đó chỉ là số ít. Nhiều bạn bị niềm đam mê mù quán dẫn đến mộng tưởng rằng sẽ có công việc phù hợp với đam mê của mình ở tương lai nhưng lại không biết làm gì để tạo ra cho mình được công việc hợp lý, đơn giản, họ chỉ có niềm đam mê làm động lực để rồi tự đưa mình vào mộng tưởng và thực tế sẽ trở lại cho họ những điều không hạnh phúc trong cuộc sống. Hơn nữa, để thành công trong công việc, đam mê không phải là yếu tố quyết định mà thay vào đó bạn cần có ba yếu tố: tự chủ, thành thạo và gắn kết. Nhìn đơn giản, bạn cần tự chủ thời gian, công việc, tự biết nắm bắt cơ hội để rồi nâng cao trình độ, thành thạo công việc, kinh nghiệm nghề nghiệp ngày càng nâng cao. Hãy tưởng tượng rằng bạn được làm một công việc mà mình đã thành thạo xem, còn gì hào hứng hơn nữa chứ. Tuy nhiên, chỉ lo miệt mài với công việc của mình liệu có đủ. Con người thông qua giao tiếp để gắn kết nhau hơn, để trao đổi năng lượng sống lẫn nhau. Bước ra khỏi nhà, gặp những đồng nghiệp, người quen và nói chuyện với nhau giống cuộc sống bớt tẻ nhạt hơn, bản thân cũng trở nên yêu đời, yêu công việc hơn. Mục đích cuối cùng của mọi niềm đam mê cũng chỉ là một công việc giúp nuôi sống và thoải mãn sự hào hứng bản thân. Vậy tại sao không cố gắng hết mình cho những cơ hội trước mắt, đặt cho mình một mục tiêu chính đáng và hết sức hoàn thành nó rồi bạn cũng nhận được kết quả ngọt bùi.\nVề quy tắc 2 Để có một công việc hấp dẫn, tôi cho rằng mọi người đều cần có tư duy thợ lành nghề. Công việc hấp dẫn đến từ sự đánh đổi các đặc điểm quý giá của bạn. Bạn phải thực sự chăm chỉ, nghiêm túc và kiên nhẫn với công việc của mình, hãy trở thành bậc thầy trong một lĩnh vực nào đó, đến lúc đấy sẽ không ai có thể phớt lờ bạn, cảm hứng công việc sẽ đến với bạn ngày càng mạnh mẽ hơn khi số vốn liếng sự nghiệp bạn tích lũy được ngày càng nhiều. Không ai tự nhiên mà giỏi cả, đó là cả một quá trình dài của sự luyện tập. Trong mọi thời điểm, hãy luôn nghĩ rằng những kẻ cạnh tranh công việc với bạn vẫn miệt mài chăm chỉ, bạn cần làm được nhiều hơn thế nếu không muốn bị xã hội đào thải. Tuy nhiên, khi công việc có những yếu tố không áp dụng được với tư duy thợ lành nghề thì hãy từ bỏ nó. Bạn chỉ chăm chỉ luyện tập thôi là chưa đủ, bạn cần có sự chủ động nữa. Bạn phải vượt ra khỏi vùng an toàn của mình, hãy tương tác và nhận sự góp ý từ mọi người. Nó giúp thúc đẩy vốn sự nghiệp của bạn hiệu quả hơn. Học tập nỗ lực là điều cần thiết, nhưng phải học sao cho nghiêm túc, chủ động và tiếp nhận phản hồi đóng góp mới giúp ta trở thành thợ lành nghề được. Bạn phải luôn sẵn sàng biết rằng việc luyện tập có chủ đích không thể nào thoải mái được, bạn sẽ cảm thấy áp lực, căng thẳng nhưng vượt qua nó thì bạn đã bước một bước dài đến công việc thành công. Đối với tôi dù học ngành học nào cũng có cái khó riêng, bản thân tôi hiện là sinh viên năm ba ngành công nghệ thông tin, một ngành là đòi hỏi nhiều thách thức nhưng cũng cho ta không ít cơ hội, quan trọng là phải biết nắm bắt. Có nhiều bạn đang trên giảng đường đại học lại luôn mơ về một ngành mình đam mê, một tương lai tươi sáng đáng lẽ mình đã thuộc về, tư tưởng đứng núi này trông núi nọ này thực sự đáng quan ngại. Chẳng thà hoặc là bạn cố gắng hết mình với công việc hiện tại hoặc là bạn bỏ nó đi cho xong vì bạn đã quá chán nản chứ đừng bao giờ suy nghĩ về những mộng tưởng tương lai được. Tôi cực kỳ ngưỡng mộ những người có ước mơ, hoài bão và chăm chỉ thực hiện nó. Tôi phê phán lối tư duy đam mê phù du mà chẳng hành động gì, nó chỉ gây ra sự thất vọng tại bản thân bạn mà thôi. Nhìn vào xã hội thực tế khắc nghiệt này, liệu có được bao nhiêu người làm đúng với đam mê, ngành học của mình? Bây giờ vấn đề trước mắt vẫn là tiền để lo cơm áo gạo tiền cái đã. Đó không phải là chạy theo đồng tiền, đó là một cách đơn giản để nhắm đến việc trở nên có giá trị.\nVề quy tắc 3 Ai ai cũng có ước mơ muốn được kiểm soát cuộc sống theo ý mình. Việc được trao quyền kiểm soát giúp họ cảm thấy hấp dẫn và hạnh phúc. Bởi kiểm soát là mục tiêu quan trọng của việc đầu tư vốn liếng sự nghiệp. Nhưng nội tại việc đi đến có thể tự chủ được công việc không hề đơn giản và dễ rơi vào khó khăn. Hãy nhìn vào thực tế, có biết bao người chuyển ngành sang kinh doanh, khởi nghiệp để rồi nhận lấy sự thất bại. Tự mình làm chủ công việc đúng là vui đấy, nhưng cũng phải trải qua bao khó nhọc để có thể nắm lấy sự tự chủ. Bạn chưa đủ vốn liếng, kinh nghiệm mà đã vội muốn nắm lấy quyền tự do công việc liệu có ổn? Đây là một sai lầm tai hại! Chỉ khi bạn tích lũy vốn và nắm bắt cơ hội, bạn mới nên nghĩ tới quyền kiểm soát. Thất bại trong việc giành lấy quyền làm chủ công việc đến từ sự ảo mộng của bản thân, sư tự tin quá mức không đánh giá được năng lực bản thân. Vậy liệu có ai tự hỏi, nếu đã đủ vốn liếng sự nghiệp, thì tôi được quyền kiểm soát công việc của mình. Nó không hề dễ dàng như bạn nghĩ đâu. Các công ty ngày nay luôn tạo mọi điều kiện để nhân viên của mình có thể thoải mái và tự do công việc nhất có thể, nhưng nó cũng có chừng mực. Bạn có thể thấy rõ ràng nhất là ở việc tăng lương hay thăng chức của các sếp ở công ty. Đó là giữ lấy nhân tài nhưng cũng có sự kháng cự để bạn không thể nắm lấy quyền kiểm soát công việc tuyệt đối. Bạn phải nhận ra điều đó và tự quyết định sao cho phù hợp với năng lực hiện tại của mình. Thế bây giờ bạn muốn tự mình mở ra một cơ sở kinh doanh khi đã đủ kinh nghiệm thì cần điều gì? Bạn phải xác định là có ai sẵn sàng trả tiền cho bạn không? Nếu không thì hãy dừng lại đi! Tiền đó có thể là từ thị trường mà bạn nhắm tới hay đơn giản cứ nghĩ là tiền ngân hàng sẵn sàng cho bạn vay. Rõ ràng, bạn muốn vay một số tiền lớn từ ngân hàng, bạn cần phải nộp cho ngân hàng một bản kế hoạch kinh doanh phù hợp để được đồng ý cho vay. Vậy đấy, việc đạt được quyền kiểm soát công việc không hề dễ, đó là quá trình tích lũy kinh nghiệm và tránh cách cạm bẫy kiểm soát đặt ra nhưng khi bạn đã được sự tự do công việc, bạn sẽ thấy sự hấp dẫn tuyệt vời của nó.\nVề quy tắc 4 Mỗi người được sinh ra đều có sứ mệnh của riêng mình. Trong công việc cũng vậy, sẽ thật tuyệt vời nếu ta tìm được sứ mệnh của bản thân gắn với sự nghiệp. Có thể đó là sứ mệnh cao cả như tìm ra thuốc trị các căn bệnh chết người của các vị giáo sư, bác sĩ hay cụ thể ở ngành công nghệ thông tin tôi đang theo học: sứ mệnh kết hợp nghệ thuật và công nghệ chẳng hạn. Rõ ràng, có được một sứ mệnh rõ ràng và hấp dẫn cho ta niềm vui trong sự nghiệp, cho ta một năng lượng sống tuyệt vời để tận hưởng công việc. Để có được một sứ mệnh tuyệt vời, không gì khác bạn cần tích lũy số vốn liếng sự nghiệp, đừng vội vàng đặt ra và thực hiện sứ mệnh khi mà chưa có đủ kinh nghiệm. Tham vọng là cần thiết để phát triển bản thân và tạo ra sự đột phá nhưng mọi thứ cần sự kiên nhẫn và thực hiện đúng trình tự. Tôi nhận thấy rằng, sứ mệnh được khai mở đều phải đánh đổi, bạn phải tốn thời gian, công sức và tiền bạc để thực hiện một vài công việc nào đó, đây là điều cần để chúng ta nhận được thông tin phản hồi từ xã hội để rồi ta có thể khám phá một hướng đi để thực hiện sứ mệnh đó. Cứ hiểu đơn giản, đây là một cuộc đánh cược, mọi thứ chỉ vì mục tiêu tìm ra định hướng rõ ràng cho sứ mệnh của bản thân, để tìm ra công việc nào có khả năng lớn nhất đưa bạn đến những kết quả tuyệt vời. Một vấn đề khác mà tôi cần đề cập, đó là tầm quan trọng của việc tạo dấu ấn cho bản thân hay dự án công việc. Để có một dự án thành công, bạn cần mội sự lan tỏa và môi trường phù hợp. Ví dụ như việc chụp được lỗ đen, rõ ràng ta thấy được sự chia sẻ rộng rãi của mọi người cùng với đó không thể không kể tới các tờ báo, tạp chí đã đăng tải thông tin. Sẽ thật tuyệt vời nếu sứ mệnh của chúng ta đến được với mọi người phải không?\nSuy ngẫm cuối: Làm việc đúng hơn là tìm đúng việc Bài viết muốn gửi gắm đến mọi người đặt biệt là các bạn trẻ một định hướng, một lối tư duy mới để chúng ta có thể tự mình thoát ra khỏi cái cửa sắt giam cầm bản thân bởi những mơ mộng vĩnh vông về nghề nghiệp, công việc, học tập. Thật hạnh phúc khi chúng ta có đam mê, có nhiệt huyết mà không phải sống một cuộc sống vô định hướng. Nhưng sẽ thật tuyệt vời hơn nếu bạn biết hành động, biết biến những ước mơ, hoài bão thành động lực để tích cực học tập và làm việc hiệu quả. Xã hội thực tế không hề màu hồng, hãy biết cố gắng hết mình với công việc, biết kết nối hơn với thế giới, bạn sẽ tìm được niềm vui, cảm hứng trong công việc.\n","date":1555091829,"expirydate":-62135596800,"kind":"page","lang":"en","lastmod":1555091829,"objectID":"1a85ea246f3f864a62489486ac2615fb","permalink":"https://nqvuong1998.github.io/post/verbal-thinking/","publishdate":"2019-04-13T00:57:09+07:00","relpermalink":"/post/verbal-thinking/","section":"post","summary":"Kỹ năng đi trước đam mê","tags":["book"],"title":"So Good They Can't Ignore You","type":"post"}]